CHIA SẺ

Giới thiệu



Cây Ô Môi
Tên phổ thông : Ô Môi
Tên khoa học : Cassia grandis L.F
Họ thực vật : Đậu (Fabaceae)
Nguồn gốc xuất xứ : Nam Mỹ
Phân bổ ở Việt Nam : Cây được trồng nhiều ở Miền Trung và Miền Nam

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Thân cây thuộc loại thân gỗ cứng chắc, to cao 12 – 15m, vỏ thân nhẵn, cành non có lông màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim gồm khoảng 12 đôi lá chét dài 7-12 cm, rộng 4-8 cm, có phủ lông mịn.

Hoa, quả, hạt: Hoa Ô Môi có màu hồng tươi, mọc thành chùm ra ở chỗ sẹo lá đã rụng, chùm hoa thõng xuống, dài tới 20 – 40cm. Quả hình trụ, cong như lưỡi liềm đường kính 3 – 4cm, dài 50 – 60cm màu xanh lục, khi già khô cong, vỏ trái cứng, màu nâu đen, có gân nổi ôm tròn từng khía chạy dài từ đầu đến cuối. Mỗi quả có 50 – 60 ô, ngăn cách nhau bởi một vách dày 0,5mm, giòn. Mỗi ô chứa một hạt dẹt cứng. Ở vách ngăn có lớp cơm mềm màu nâu đen, vị ngọt chát nhẹ, mùi hắc.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: trung bình

Phù hợp với: Cây không kén đất và rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới nước ta. Hiện nay, ngoài Miền Nam ra thì Cây Ô Môi cũng được trồng ở một số tỉnh thành phía Bắc. Cây vẫn thích nghi rất tốt với khí hậu Miền Bắc. Nếu được chăm sóc tốt sau 2-3 năm sẽ bắt đầu cho hoa

Loài cây này cũng được một số các công trình công cộng, công viên… lựa chọn trồng để làm Cây Bóng Mát nhờ cây có tán lá xanh xum xuê, thân thẳng lại có hoa đẹp.