CHIA SẺ

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

CÂY Ô MÔI CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Ô Môi là một trong những loại cây mọc hoang dại được trồng nhiều ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và đặc biệt là Đồng Tháp. Người dân Miền Nam không còn xa lạ với loại cây này. Tuy nhiên, để Bạn đọc biết về công dụng của loại Cây Ô Môi, chúng tôi mời Bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.


Cây Ô Môi có tác dụng gì

Cây Ô Môi trồng làm Cây Bóng Mát

Cây Ô Môi được trồng ở nước ta từ rất lâu, vì thế loài cây này dường như gắn liền với tuổi thơ của nhiều người dân Miền Nam. Cây thuộc loại thân gỗ cao, thẳng, dáng đẹp, tán lá xanh xum xuê, hoa màu hồng tươi rất đẹp nên được trồng làm Cây Bóng Mát, Cây Công Trình phổ biến.

Loài cây này rất thích hợp để trồng làm Cây Bóng Mát còn bởi vì chúng dễ trồng, dễ chăm sóc, không kén đất, thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta.


Cây Ô Môi trồng làm Cây Bóng Mát

Cây Ô Môi công dụng làm thuốc chữa bệnh

Bình thường trái Ô Môi dùng ăn chơi, có tác dụng để nhuận trường. Người dân thường hái Trái Ô Môi, Trái Ô Môi dài khoảng nửa mét, khi ăn chặt ra từng khúc. Lấy dao róc bỏ phần vỏ hai bên, dùng ngón tay cầm hai sống còn lại, đẩy tới đẩy lui vài lần để lấy phần cơm của trái. Cơm Trái Ô Môi xếp thành từng múi tròn mỏng đều nhau và phủ lớp mật màu đen, có vị ngọt, hơi nồng cay, mùi thơm đặc trưng.


Cây Ô Môi công dụng làm thuốc chữa bệnh

Giới Đông y có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh Cây Ô Môi có nhiều công dụng rất tốt cho sức sức khỏe. Đặc biệt là, Trái Ô Môi được ngâm rượu làm thuốc giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, chữa đau lưng, đau xương, nhức mỏi.

Hạt Ô Môi hình trái tim, ngâm nước nóng, lớp vỏ cứng bong mềm, lấy nhân bên trong, nấu chè giải khát, ngon như sâm bổ lượng. Lá Ô Môi dùng tươi giã nát, chữa hắc lào, lở ngứa. Lá sắc nước làm thuốc có tác dụng như trái.